image banner
Giả mạo công cụ chỉnh sửa ảnh AI để lừa đảo

Các công cụ chỉnh sửa ảnh bằng AI đang rất thịnh hành hiện nay. Điều này khiến chúng trở thành mục tiêu lý tưởng cho các hacker và kẻ lừa đảo.

 
Giả mạo công cụ chỉnh sửa ảnh AI để lừa đảo- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

AI (trí tuệ nhân tạo) hiện đang trong giai đoạn thịnh hành trong ngành công nghệ. Do đó, các công cụ AI mới và tiềm năng thường xuyên xuất hiện, mời gọi người dùng thử nghiệm phần mềm mới nhất.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi công cụ AI đều đáng tin cậy. Những kẻ xấu luôn tìm cách khai thác những xu hướng thịnh hành để thực hiện hành vi lừa đảo.

Hiện tại, với sự bùng nổ của AI, người dùng có thể gặp phải nhiều hậu quả trước sự tấn công của hacker và kẻ lừa đảo.

Chẳng hạn, một báo cáo gần đây từ Trend Micro đã phát hiện rằng những kẻ xấu đang lợi dụng quảng cáo trên Facebook để dụ dỗ người dùng tải xuống phần mềm độc hại được ngụy trang dưới dạng công cụ chỉnh sửa ảnh AI.

Các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm quyền của quản trị viên trang Facebook và chiếm đoạt thông tin đăng nhập của họ. Khi đã có quyền truy cập, chúng tiến hành thay đổi thương hiệu trang Facebook thành một công cụ chỉnh sửa ảnh AI.

Trong một trường hợp được Trend Micro phân tích, các kẻ lừa đảo đã mạo danh Evoto, một công cụ chỉnh sửa ảnh AI thực sự.

Từ đó, các kẻ lừa đảo bắt đầu triển khai các quảng cáo trả phí trên Facebook qua những trang này, hướng người dùng đến một trang web giả mạo có thể tải xuống công cụ chỉnh sửa ảnh AI.

Nạn nhân sẽ không biết rằng họ đang tải xuống phần mềm quản lý thiết bị. Sau đó, các đối tượng có thể truy cập từ xa vào thiết bị của họ, đánh cắp thông tin đăng nhập cũng như các dữ liệu nhạy cảm khác của người dùng.

Người dùng mạng xã hội nên hết sức thận trọng với bất kỳ phần mềm tải xuống không rõ nguồn gốc, được tải xuống thông qua quảng cáo trên nền tảng. Rất có thể chúng là phần mềm độc hại được ngụy trang.

Theo Mic.gov.vn

 

 
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1