image banner
Quản lý hiệu quả các nền tảng xuyên biên giới trong xử lý “báo hóa” trang thông tin điện tử, mạng xã hội.

Các dịch vu mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, thu hút rất đông người dùng trong nước. Một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam chưa tuân thủ pháp luật Việt Nam, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, hoàn thiện trong lĩnh vực quảng cáo trên mạng, nhiều quy định chồng chéo khó thực hiện. Chưa có công cụ để chủ động rà quét phát hiện các vi phạm về quảng cáo xuyên biên giới… Đây chỉ là một trong rất nhiều thách thức trong công tác quản lý các nền tảng xuyên biên giời. Đặc biệt, tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử, mạng xã hội cũng xuất phát từ những khó khăn, bất cập này.

Triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý “Báo hóa” trang thông tin điện tử, mạng xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 1050/KH-BTTTT về triển khai thực hiện Nghị quyết số 109/2023/QH15 của Quốc hội, tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm về ‘báo hóa” trang thông tin điện tử   tổng hợp, mạng xã hội; quản lý hiệu quả các nền tảng số xuyên biên giới và   thúc đẩy phát triển các nền tảng số trong nước. Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 109/2023/QH15 của Quốc hội nhằm tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm về ‘báo hóa” trang thông tin điện tử   tổng hợp, mạng xã hội; quản lý hiệu quả các nền tảng số xuyên biên giới và  thúc đẩy phát triển các nền tảng số trong nước nhằm mục đích triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến nhiệm vụ giao Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý báo chí; kiên quyết, kịp thời chấn chỉnh, xử  lý các cơ quan báo chí có biểu hiện “báo hóa” tạp chí, “tư nhân hóa” báo chí; các  tổ chức, doanh nghiệp hành vi “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng   hội.

Tạo chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý thông tin trên mạng với mục tiêu trọng tâm sau là hoàn thiện thể chế công cụ quản lý; đấu tranh hiệu quả   hơn với các nền tảng xuyên biên giới; tăng cường phối hợp giữa các đơn vị thuộc     Bộ Thông tin Truyền thông với các Sở Thông tin Truyền thông địa phương các bộ, ngành liên quan. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp         và người dân khi tham gia không gian mạng đảm bảo an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm. Bên cạnh đó, nắm bắt hội phát triển phổ cập nhanh các nền tảng số quốc gia phục  vụ nhu cầu riêng, đặc thù của người Việt Nam: Thúc đẩy các doanh nghiệp truyền hình trả tiền trong nước phát triển để lan tỏa thông tin hữu ích, thuần Việt; Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên không gian mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra 05 nhóm nhiệm vụ cụ thể gồm: Tăng cường công tác quản lý báo chí, rà soát, đánh giá, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các cơ quan báo chí có biểu hiện vi phạm về “báo hóa” tạp chí, “tư nhân hóa” báo chí, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm cơ quan chủ quản báo chí. Tiếp tục triển khai các biện pháp chấn chỉnh tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội. Quản lý hiệu quả các nền tảng số nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam. Đưa nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo lên tivi thông minh cung cấp đến người dùng tại Việt Nam. Hoàn thiện pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Quản lý hiệu quả các nền tảng số nước ngoài

Đặc biệt, Bộ TTTT xác định, cần quản hiệu quả các nền tảng số nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên  biên giới vào Việt Nam. Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các quy định pháp luật có liên quan trong công tác đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới; duy trì tổ chức các buổi làm việc với lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp cung cấp nền tảng xuyên biên giới vào Việt Nam (TikTok, Facebook, YouTube, Netflix, Apple) để yêu cầu các đơn vị này tuân thủ pháp luật Việt Nam.        Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tìm các giải pháp mới để đấu tranh hiệu quả hơn với các nền tảng xuyên biên giới: Yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới phải ứng dụng công nghệ AI để tự động rà quét, gỡ bỏ quảng cáo, nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên nền tảng của mình; có công cụ bằng phương tiện điện tử để tiếp nhận, xử lý khiếu nại của người sử dụng dịch vụ về nội dung, dịch vụ và xử lý có hiệu quả đối với các vấn đề về dân sự; xây dựng công cụ rà quét, phát hiện thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội.

Thu thập bằng chứng vi phạm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới để phục vụ công tác đấu tranh, buộc các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, đồng thời gây sức ép buộc các nền tảng xuyên biên giới phải chặn hạ các trang, kênh, tài khoản có nội dung vi phạm quy định pháp luật Việt Nam.     Quản lý, giám sát chặt chẽ, hiệu quả hoạt động quảng cáo trên không gian mạng. Tiếp tục bổ sung, cập nhật danh sách các đại lý quảng cáo, kênh thanh toán có hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp nền tảng xuyên biên giới lớn để triển khai các giải pháp đấu tranh về kinh tế, thanh toán.

Siết chặt quản lý các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước có hợp tác với doanh nghiệp xuyên biên giới về quảng cáo; tăng cường xử phạt các đại lý quảng cáo, các nhãn hàng có hành vi vi phạm quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới. Tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của sáng kiến “Whitelist” (danh sách các báo, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã được cấp phép, các trang, kênh, tài khoản có đăng ký với Bộ) và “Blacklist” (danh sách các trang, kênh, tài khoản vi phạm trên các nền tảng xuyên biên giới) để tiếp tục điều hướng, nắn chỉnh dòng tiền quảng cáo từ các nền tảng xuyên biên giới về các cơ quan báo chí, các trang, kênh sạch trong nước.

Phối hợp xây dựng công cụ rà quét hình ảnh video phục vụ hoạt động giám sát về quảng cáo. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, cảnh báo cho người dùng về những hệ lụy và nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng các mạng xã hội xuyên biên giới. Sử dụng hiệu quả đội ngũ các công ty truyền thông lớn, các KOLs đã tập hợp, kết nối được để triển khai các chiến dịch truyền thông chính sách, phối hợp đấu tranh với các nền tảng xuyên biên giới. Tiếp tục giám sát, phát hiện và xử lý các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền qua mạng Internet xuyên biên giới chưa có Giấy phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Hình thành mạng lưới xử lý tin giả, thông tin xấu độc quốc gia: Kết nối các Bộ, Ban, Ngành, địa phương với Trung tâm Xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam để hướng dẫn thành lập Trung tâm Xử lý tin giả, thông tin xấu độc tại các địa phương. Bộ TTTT cũng giao Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử chủ trì, triển khai nhiệm vụ này. Hiện nay Cục đã triển khai mô hình Trung tâm Xử lý tin giả, thông tin xấu độc Việt Nam đặt tại Cục, đồng thời hướng dẫn các địa phương, đơn vị lên phương án nghiên cứu, thành lập Trung tâm Xử lý tin giả, thông tin xấu độc tại địa phương./.

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1