image banner
Nghệ An tiếp tục thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số

Thực hiện kế hoạch số 87/KH-CTC ngày 31/01/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về triển khai Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2014, 6 tháng đầu năm tỉnh Nghệ An đã có nhiều nỗ lực tích cực. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, trong 6 tháng cuối năm 2024, toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vự trọng tâm.

Trong 6 tháng đầu năm, Cơ quan thường trực Tổ công tác đề án 06 đã bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các Sở ban ngành toàn tỉnh thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả cao. Các Sở, ban, ngành đã chủ động triển khai các nhiệm vụ của đề án 06/CP, nổi bật là: Sở Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản đề xuất các nhiệm vụ xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014-2025; đẩy mạnh tuyên truyền đề án 06/CP; Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tổ chức tham gia cuộc thi tìm hiểu luật căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam; Bảo hiểm xã hội tỉnh và Công an tỉnh phối hợp triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội trên nên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An… Các địa phương cũng đã chủ động đánh giá kết quả thực hiện đề án, kiện toàn tổ giúp việc, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để triển khai nhiệm vụ trên địa bàn. Đồng thời, cơ quan thường trực tổ đề án 06/Cp đã triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện đề an 06/CP tại nhiều cơ quan, tổ chức.

Nhóm triển khai các dịch vụ công trực tuyến cũng được tăng lên đáng kể với kết quả tháng sau cao hơn tháng trước. Nhiều ngành có tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 90% như ngành công an (99,96%); ngành tư pháp (98,38%); ngành điện lực (100%)… Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về xử lý phản ánh kiến nghị đạt 100%, về tiếp nhận TTHC đạt trên 90%.

Các đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai tốt việc thu phí không dùng tiền mặt, tiêu biểu như: ngành giáo dục đã có 99,5% học sinh hoặc phụ huynh có tài khoản ngân hàng để thực hiện thanh toán học phí và có gần 90% thực hiện thanh toán học phí bằng phương thức không dùng tiền mặt. Trên địa bàn tỉnh hiện có 33 cơ sở y tế thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; ngành Lao động – thương binh xã hội thực hiện mở tài khoản để chi trả chế độ chính sách cho các đối tượng đạt trên 70%; ngành an sinh xã hội chi trả chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân đạt 55,6%.

Toàn tỉnh tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Liên thông hoàn thiện các dữ liệu về giấy chứng sinh, giấy báo tử, giấy khám sức khỏe lái xe; hồ sơ sức khỏe điện tử; mã số thuế cá nhân…

Tuy nhiên, đến nay, việc triển khai các nhiệm vụ của đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc dẫn đến một số kết quả chưa đạt như kỳ vọng, một số nhiệm vụ nằm trong nhóm nhiệm vụ đề án chưa hoàn thành theo đúng chỉ đạo, tỷ lệ nhận hồ sơ trực tuyến tại một số ngành còn đạt dưới 70%, một số nhiệm vụ còn chậm tiến độ, một số chỉ số về công khai minh bạch, thanh toán trực tuyến còn thấp hơn mức trung bình của cả nước …

Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục các tổn tại, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra để giữ vững lợi thế là địa phương đi đầu trong triển khai Đề án trong suốt 2 năm qua. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm là:

Thứ nhất, hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước tập trung đẩy mạnh số hóa giải quyết Thủ tục hành chính, tăng cường tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử, thanh toán phí, lệ phí bằng hình thức trực tuyến. Đề cáp trách nhiệm nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong hoạt động chuyển đổi số của đơn vị, ngành, địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra thực hiện đề an 06/CP tại các đơn vị. UBND tỉnh cũng ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư triển khai Đề án 06/CP theo đúng quy định.

Thứ hai, các ngành trọng yếu như Y tế, Ngân hàng, Lao động, Bảo hiểm… tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; cập nhật, bổ sung dữ liệu điện tử đồng bộ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thứ ba, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng giúp đẩy nhanh các hoạt động số hóa, trong đó ưu tiên hoàn thiện thủ tục pháp lý, kỹ thuật để kết nối đưa Trung tâm điều hành thông minh (IOC) đi vào vận hành chính thức trong năm 2024.

Thứ tư, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện đề án 06/CP đến từng người dân thông qua hệ thống Cổng thông tin điện tử, các cơ quan báo chí trên địa bàn và hoạt động của các trung tâm văn hóa huyện, thành, thị; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các đơn vị trong quá trình triển khai đề án số hóa.

Với nỗ lực trong 2 năm qua, tỉnh Nghệ An đã được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số. Tuy nhiên đây là quá trình chuyển đổi về phương thức giao dịch, quản lý toàn diện và ảnh hưởng sâu rộng, tới tất cả các đối tượng từ người dân, doanh nghiệp đến hệ thống cơ quan nhà nước.  Như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tháng 4/2024: “Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người', chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp”. Vì vậy, trong thời gian tới, các giải pháp cần được bám sát theo các giải pháp lớn của Chính phủ đồng thời được cụ thể hóa phù hợp với tình hình địa phương và phải được các ngành các cấp triển khai đồng bộ từ cấp cơ sở thôn xóm, xã phường trên địa bàn tỉnh để hoàn thành các mục tiêu đề án đề ra./.

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1