image banner
Nghệ An: Kết quả xây chính quyền số 6 tháng đầu năm 2024

Sáu tháng đầu năm, lĩnh vực chuyển đổi số tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, người dân và doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá sự nồ lực trong hoạt động chuyển đổi số của tỉnh. Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp ngày càng có chiều sâu, quyết liệt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh, của các sở, ban, ngành, địa phương hoạt động nền nếp, quyết tâm cao, đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ đế khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh cơ bản có nhiều cố găng trong công việc, tình trạng chậm việc, quên việc, chất lượng tham mưu chưa tốt ờ một số công chức, viên chức tại một số ít cơ quan, đơn vị trước đây bị phản ánh dần được khắc phục, một số sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác ứng dụng triệt để các nền tảng số và hạ tầng công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành một cách hiệu quả. Hệ thống văn bản phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện liên quan đến chuyển đổi số từ tỉnh đến cơ sở được ban hành đầy đủ. Các chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số được các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng đầy đủ kịp thời, có chất lượng, bao quát các nhiệm vụ về chuyển đổi số. Việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến toàn trình và giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng được thực hiện thường xuyên đáp úng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo thuận lợi, đúng quy định; tỷ lệ số hoá hồ sơ thủ tục hành chính khi tiếp nhận và trả kết quả của các sở, ngành, các huyện tăng cao. Các sở, ngành, các cấp địa phương đã và đang tập trung cao cho việc đẩy nhanh chuyên đối số trong các cơ quan, đơn vị mình.

Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 3 Kế hoạch (Kế hoạch số 1004/KH-UBND ngày 19/12/2023 về chuyên đổi số tỉnh Nghệ An năm 2024; Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 16/02/2024 về thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đối số từ Trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Nghệ An năm 2024) và Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 về việc phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An, phiên bản 1.0. Triển khai kết nối liên thông gửi nhận văn bản trên phần mềm VNPT- lOffice cho 23/23 đơn vị cấp sở, 21/21 UBND cấp huyện, 460/460 UBND cấp xã; Kết nối liên thông từ Văn phòng UBND tỉnh đến Văn phòng Chính phủ với tổng số tài khoản người dùng đang sử dụng trên hệ thống: 15.618; Tính từ 10/12/2023 đến 30/5/2024, tống số văn bản đến tiếp nhận trên hệ thống là 1.789.670 văn bản, trong đó tổng số văn bản đến lành đạo phê duyệt bằng phần mềm là: 1.733.904 văn bản. Tổng số văn bản đi phát hành trên hệ thống là: 432.847 vãn bản; Tổng số văn bản đi được ký số trên phần mềm là: 408.814 văn bản. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 44 điểm cầu, kết nối Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với huyện, thị ủy, UBND các huyện, thị, thành phố và một số sở, ban, ngành. 6 tháng đầu năm 2024, đã phục vụ 12 cuộc họp nội tỉnh (trong đó UBND tinh 07 cuộc, Tỉnh ủy 03 cuộc, Sở Thông tin và Truyền thông 01 cuộc, Sở Tài chính 01 cuộc). Cung cấp đầy đủ chứng thư số cho tập thế, cá nhân trong các cơ quan nhà nước (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Tính đến ngày 03/6//2024 Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp 10.333 chứng thư số cho các cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An, hiện tại tất cả các chứng thư số được cấp đều đang được sử dụng thường xuyên, hiệu quả, trong đó 8.500 chứng thư số cá nhân, 1.833 chứng thư số tổ chức. Duy trì an toàn, ổn định các nền tảng số/phần mềm dùng chung trên nền tảng điện toán đám mây. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch của tỉnh về phát triển kinh tế số, xã hội số; triển khai các văn bản của Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông về kinh tế số, xã hội số đến các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đến nay kinh tế số Nghệ An đã đạt 9,03%. Thúc đẩy các cơ quan, đơn vị xây dụng cơ sở dữ liệu ngành, dữ liệu mở theo danh mục đã được công bố; kết nối vào Kho dữ liệu số Nghệ An (data.nghean.gov.vn), tiến tới kết nối Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Nghệ An. Triển khai quyết liệt công tác đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thông thông tin của tỉnh, các sở, ban, ngành địa phương, đến nay mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được kết nối đến 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã với 849 điểm kết nối và tỉnh Nghệ An là một trong 14 tỉnh/63 tỉnh, thành đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa mạng truyền số liệu theo yêu cầu của Bộ TT&TT đồng thời triển khai hệ thống đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp và hệ thống phòng, chống mã độc tập trung đến 3.400 thiết bị máy tính cán bộ, công chức; triển khai Trung tâm điều hành an ninh mạng SOC, kết nối Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng (NCSC) của Cục An toàn thông tin. Tổ chức xác định cấp độ, phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho 100% hệ thống thông tin cấp độ 1 (460 hệ thống cấp xã), cấp độ 2 (42 hệ thống cấp sở/huyện), cấp độ 3 (9 hệ thống cấp tỉnh). Hoàn thành đào tạo an toàn thông tin cho mạng lưới an toàn thông tin toàn tỉnh với 2.293 thành viên trên nền tảng học trực tuyến MOOCs đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị có ít nhất 01 cán bộ về an toàn thông tin/chuyển đổi số, hoàn thành Mô hình 24 trong Kế hoạch 762/KH-TCT triển khai Đề án 06.

Đến nay các mục tiêu chuyển đổi số đến năm 2025 theo Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy Nghệ An đã đạt được 10/11 mục tiêu về Chính quyền số, 04/06 mục tiêu về Kinh tế số, 02/03 mục tiêu Xã hội số. Người dân và doanh nghiệp đã quan tâm và được hưởng các thành quả của chuyển đổi số như: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng các nền tảng số.

Để hoàn thành 46 nhiệm vụ về chuyển đổi số trong Kế hoạch 1004/KH-UBND và các chỉ tiêu còn tại của Nghị Quyết số 09-NQ/TU, trong thời gian tới tỉnh Nghệ An cần:

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số từ tỉnh đến cơ sở, trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Đề cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện chuyển đổi số. Chú trọng công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiêm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

2. Nâng cao tinh thần và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện các chế độ chính sách hợp lý, khen thưởng kịp thời để động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời xử lý nghiêm những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật trong thực hiện chuyển đổi số.

3. Tăng cường công tác kiếm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện chuyển đổi số ở các cấp, trong các cơ quan, đơn vị, địa phương nhàm đẩy mạnh thực chất hiệu quả chuyển đổi số. Thực hiện đánh giá, xếp loại, xếp hạng chuyển đổi số các sở, ban, ngành, địa phương khách quan, chính xác.

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1