image banner
Nâng cao kiến thức, kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn

Thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số khu vực nông thôn là một trong những ưu tiên chiến lược Chương trình Chuyển đối số quốc gia đã dược ban hành theo Quyết định số749/QĐ-TTg ngày 03/6/2023 của Thủ tướng Chính  phủ phê duyệt "Chương  trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với ba trụ cột chính là: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Phát triển Chính phủ số, thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hóa; phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn và phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn.

 Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022, trong đó đưa ra “phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hóa số theo hướng phổ cập kỹ thuật số toàn diện để hình thành nên một xã hội số công bằng và bao trùm, khơi dậy tiềm năng, sự tự hào Việt Nam và niềm tin của người dân trên không gian số” là một trong các nền móng cơ bản. Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp được xác định là một trong tám lĩnh vực trọng điểm được tập trung phát triển trong quá trình phát triển kinh tế số, xã hội số đất nước. Phát triển kinh tế số và xã hội số theo hướng nông nghiệp số gắn liền với nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp, văn minh.  Quan điểm về việc xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 -2025” phê duyệt tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tếnông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh. Ba trụ cột cho quá trình chuyển đổi số nông thôn được xác định là: Phát triển chính quyền số ở nông thôn; Phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn; Phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Chương trình cũng nêu rõ: Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân nông thôn chủ động áp dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tếnông thôn, nâng cao chất lượng tiếp cận dịch vụvà đời sống của người dân nông thôn. Nhiều chương trình, kế hoạch hành động đã tạo điều kiện để thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số này. Chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đang tích cực được thúc đẩy hành động.

Chương trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn (sau đây gọi tắt là Chương trình) được chủ trì xây dựng và phát triển bởi Bộ Thông tin và Truyền thông trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 –2025 (theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 –2025). Mục tiêu của Chương trình: Tài liệu hướng dẫn khung Chương trình và Bộ tài liệu về phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn là hướng dẫn Khung Chương trình tham chiếu và Tài liệu mẫu về các kỹ năng và năng lực số cần thiết cho người dân ở mọi lứa tuổi, trình độ, ngành nghề nhằm hỗ trợ người dân tăng cường ứng dụng công nghệ số hỗ trợ các hoạt động cá nhân, nâng cao kỹ năng và cơ hội làm việc.

Bảo đảm người dân được bình đẳng tiếp cận thông tin và được hưởng lợi ích khi tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục trên môi trường số một cách chủ động, hiệu quả và an toàn; Thúc đẩy sự tham gia đa dạng và toàn dân vào nền kinh tế số, thu hẹp khoảng cách về giới tính và kinh tế xã hội; Tạo lợi thế, cơ hội cho người dân ở khu vực nông thôn tham gia học tập, làm việc, hợp tác trong môi trường không biên giới, đảm bảo nguồn nhân lực số của Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Khung Chương trình sẽ bao gồm các kỹ năng:

Một là: Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng di động, nền tảng số, dịch vụ trực tuyến trên mạng Internet, như: cách lập tài khoản và sử dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, học trực tuyến và các nền tảng số khác; cách tìm kiếm, cài đặt, quản lý và trao đổi thông tin trên môi trường số thông qua các trang thông tin điện tử, ứng dụng di động, nền tảng số; hướng dẫn sử dụng các ứng dụng ngân hàng số (mobile banking), ví điện tử để thanh toán trực tuyến;

Hai là: Kỹ năng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, như: giới thiệu các dịch vụ công trực tuyến, hướng dẫn truy cập, tạo lập tài khoản, khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của địa phương;

Bà là: Kiến thức cơ bản về an toàn thông tin mạng và kỹ năng tự bảo vệ, chống các nguy cơ mất an toàn thông tin mạng cho cá nhân; nhận diện một số hình thức lừa đảo trên mạng;

Ảnh:

Bốn là: Kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính, như: đăng ký và sử dụng email; kỹ năng gõ phím, sử dụng các ứng dụng (như word, excel,...), cài đặt và sử dụng các phần mềm; tạo và sắp xếp các thư mục,...;

Năm là: Kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, trong đó chú trọng các nội dung phát triển kinh tế số, xã hội số nông nghiệp, nông thôn;

Và cuối cùng là nội dung tổng quan về các nội dung liên quan đến người dân trong các chương trình, kế hoạch, đề án của Nhà nước về thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số nông nghiệp, nông thôn (bao gồm kế hoạch của Trung ương, của địa phương).

THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1