Ngày 11/5/2022, Đoàn công tác Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Nghệ An do đồng chí Nguyễn Bá Hảo, Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình, cùng trao đổi nghiệp vụ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và học tập mô hình chuyển đổi số cấp xã tại xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Ngày 11/5/2022, Đoàn công tác Sở
Thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT) tỉnh Nghệ An do đồng chí Nguyễn Bá Hảo,
Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh Ninh Bình, cùng trao đổi nghiệp vụ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền
điện tử hướng tới chính quyền số và học tập mô hình chuyển đổi số cấp xã tại xã
Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác Sở
TT&TT tỉnh Nghệ An có đồng chí Đoàn Thanh Hải, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh
Ninh Bình cùng các lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn; Phó Chủ tịch xã
Yên Hòa, huyện Yên Mô.
Tại buổi làm việc, đồng chí Đoàn
Thanh Hải, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Ninh Bình đã trao đổi với Đoàn công tác về
mô hình chuyển đổi số tại tỉnh Ninh Bình. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về xây dựng Chính quyền điện tử,
chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là Nghị quyết chuyên đề
đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2021-2025 với mục tiêu đến năm
2025 Ninh Bình nằm trong tốp 20 tỉnh, thành phố trên cả nước về xếp hạng đánh
giá, xác định chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh hàng năm và đến năm 2030 Ninh Bình
nằm trong tốp 15 tỉnh, thành phố trên cả nước về xếp hạng đánh giá, xác định chỉ
số chuyển đổi số cấp tỉnh hàng năm. Nghị quyết cũng chỉ rõ bảy nhóm nhiệm vụ giải
pháp cần tập trung để thực hiện thắng lợi Nghị quyết, đó là: Giải pháp về công
tác Chỉ đạo, điều hành; Giải pháp phát triển nền tảng chính quyền điện tử và
chuyển đổi số; Giải pháp phát triển chính quyền số; Giải pháp phát triển Kinh tế
số; Phát triển xã hội số; Đảm bảo An toàn thông tin; Đảm bảo nguồn lực cho chuyển
đổi số.
Trao đổi tại buổi làm việc, đồng chí
Đoàn Thanh Hải, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Ninh Bình đã chia sẻ thêm nhiều kinh
nghiệm trong quá trình triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Đồng chí khẳng
định, để công tác chuyển đổi số đạt kết quả, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
các cấp cần chủ động đi trước, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp là trung tâm
và là mục tiêu phát triển của chuyển đổi số; Sở TT&TT cần xác định trách
nhiệm là cơ quan chủ động dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số của tỉnh. Trong quá
trình thực hiện đơn vị cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt tuyên truyền cho
người dân thay đổi thói quen hằng ngày về dịch vụ y tế, ngân hàng, dịch vụ công
trực tuyến,…
Ngoài những chia sẻ của đồng chí Đoàn
Thanh Hải, đồng chí Hoàng Văn Cảnh, Phó Chủ tịch xã Yên Hòa, huyện Yên Mô cũng
báo cáo mô hình chuyển đổi số cấp xã thành công nhất của tỉnh Ninh Bình. Xã Yên
Hoà thuộc huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình, diện tích tự nhiên 802,03 ha đất nông
nghiệp 551,6 ha; phi nông nghiệp 225,82 ha, chưa sử dụng 23,61 ha. Xã có 10 đơn
vị thôn, tổng số 8.149 nhân khẩu, 2.484 hộ gia đình; thu nhập bình quân 55,2
triệu/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chuẩn NTM là 0%. 10/10 thôn xóm đều có đường truyền kết nối
internet, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh trên 70%; số hộ dân tiếp
cận sử dụng internet chiếm 90%, 100% cơ quan có máy tính và kết nối internet.
100% cán bộ xã có email, sử dụng phần mềm trong điều hành (QLVB&ĐH,
website, zalo, email, hội nghị truyền hình). Trình độ công nghệ thông tin của
cán bộ cấp xã đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.
Mô hình thiết lập các kênh giao tiếp giữa chính quyền và người
dân xã Yên Hòa
Nội dung triển khai chuyển đổi số của
xã Yên Hòa đã triển khai bao gồm: Phát triển chính quyền số là phát triển hạ tầng
số bao gồm nâng cấp, tái cấu trúc hạ tầng nội bộ, nâng cấp bổ sung máy tính,
triển khai đường truyền số liệu chuyên dùng, truyền thanh ứng dụng trí tuệ nhận
tạo, tăng cường camera an ninh; Triển khai ứng dụng chính quyền số gồm chữ kí số;
tăng cường các hệ thống dùng chung, sử dụng các phần mềm chuyên ngành, nâng cấp
trang tin điện tử, thiết lập các kênh giao tiếp; triển khai hệ thống giám sát
điều hành cấp xã; hệ sinh thái hành chính công. Đào tạo tập huấn kỹ năng công
nghệ thông tin, kỹ năng quản lý sàn TMĐT, quản lý Website. Phát triển kinh tế số
gồm đẩy mạnh thương mại điện tử và triển khai thanh toán điện tử, xây dựng mã địa
chỉ trên nền tảng bản đồ số (Vpostcode); Phát triển xã hội số gồm chuyển đổi số
cho lĩnh vực giáo dục, Chuyển đổi số cho lĩnh vực y tế (tư vấn sức khỏe từ xa,
hệ thống Teleheath; cộng đồng tư vấn sức khỏe).
Qua trao đổi, đồng chí Hoàng Văn Cảnh
cũng nêu ra những vấn đề gặp phải khi triển khai thực hiện như việc thanh toán
điện tử; sàn thương mại điện tử; sử dụng dịch vụ công ít, hạ tầng cơ sở vật chất
về công nghệ thông tin tại cơ sở cũng còn hạn chế, thiết bị cũ chưa tối ưu cho
công việc và thực hiện triển khai nhiệm vụ. Một số dịch vụ chưa phát huy hiệu
quả như Teleheath, sàn Postmart.
Các thành viên tham gia buổi làm việc
cũng đã trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến một số nội dung như công
tác tham mưu chuyển đổi số và hỗ trợ các ngành chuyển đổi số một số trên địa
bàn tỉnh: ngành Công thương, Nội vụ, Tài chính…; Công tác triển khai Trung tâm
Giám sát và Điều hành thông minh (IOC), mô hình Đô thị thông minh và Làng/xã
thông minh; Công tác kiểm soát, xử lý thông tin báo chí trên môi trường mạng;
Công tác triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng và Xây dựng nền tảng tích hợp
và chia sẻ dữ liệu LGSP của tỉnh...
Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Nguyễn
Bá Hảo, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Nghệ An, Trưởng đoàn công tác cảm ơn sự
phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình và khẳng định sau buổi làm việc
này sẽ nghiên cứu, áp dụng những kinh nghiệm, bài học của tỉnh Ninh Bình trong
công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Diệu Thu- Sở TT&TT