Kết
quả đạt được
Tính
đến ngày 30/6/2023, toàn tỉnh có 309 xã/411 xã đạt chuẩn NTM (đạt 75,18%); có
53 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 17,15% xã NTM); có 06 xã đạt chuẩn NTM kiểu
mẫu (chiếm 1,94% xã NTM; Có 7 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn
NTM; (TP Vinh, Thị xã Thái Hoà, huyện Nam Đàn, huyện Yên Thành, huyện Nghi Lộc,
thị xã Hoàng Mai huyện Quỳnh Lưu), 2 huyện Đô Lương và huyện Diễn Châu đã hoàn
thiện hồ sơ đang trình Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
năm 2022 (đạt 81,81%); Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 16,98 tiêu chí/xã . Theo số
liệu báo cáo của Cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến
hết năm 2022 là 38,4 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2022 còn
6,49% (Theo kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh); tỷ lệ người
dân tham gia BHYT đạt 88,94%; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ
sinh theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 4826/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến
nay đạt 87%; Có 197 thôn/bản đạt chuẩn NTM; Có 403 sản phẩm được công nhận
OCOP.
Nguồn
vốn huy động 6 tháng đầu năm 2023 khoảng 5.259.528 triệu đồng, trong đó: Vốn
ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình 1.056.922 triệu đồng
(trong đó: Vốn ngân sách Trung ương là 207.156 triệu đồng; Vốn ngân sách địa
phương là 371.739 triệu đồng); Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án là
517.047 triệu đồng; Vốn doanh nghiệp là
233.864 triệu đồng; Vốn tín dụng là 3.643.327 triệu đồng; Vốn nhân dân đóng góp
là 286.128 triệu đồng.
Hệ
thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn được UBND
các xã đểu ứng dụng CNTT hiệu quả vào công tác quản lý, điều hành; đã hướng dẫn
các địa phương rà soát các khu vực lõm sóng thông tin di động, các khu vực còn
mỏng về thông tin liên lạc, báo cáo Sở TTTT tổng hợp, chỉ đạo các doanh nghiệp
tổ chức khảo sát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ
động. Các địa phương đang xây dựng, củng cố hạ tầng công nghệ thông tin tại trụ sở UBND đáp ứng yêu cầu ứng dụng
CNTT, chuyển đổi số. Đến nay, 100% xã, 95% số thôn có sóng thông tin di động ổn
định. 100% các xã đều có hệ thống cáp quang sẵn sàng phục vụ (các xã miền núi
cao đã phủ ở khu vực trung tâm xã và các thôn/bản lân cận)
Hướng
tới nông thôn mới thông minh
Ngày
3/3/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND thực hiện Chương trình
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng tới NTM thông minh trên
địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch này nhằm mục tiêu cụ thể hóa
các nhiệm vụ của Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM
thông minh giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022.
Với
việc xác định việc thực hiện Chuyển đổi số trong xây dựng NTM cũng là giải
pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền
nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển
đổi số quốc gia, triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 3 trụ cột (phát
triển chính quyền số ở nông thôn, phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông
thôn, phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn). Bên cạnh đó, chuyển
đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu
quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng hoàn thành xã NTM kiểu mẫu, huyện
NTM nâng cao, hướng đến xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Mục
tiêu trọng tâm của Kế hoạch là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng
NTM nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy kinh tế
nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về
chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, phù hợp với chuyển đổi số của tỉnh,
chuyển đổi số của ngành nông nghiệp và từng bước hướng tới NTM thông minh trên
địa bàn tỉnh, đến năm 2025:
Phát
triển chính quyền số trong xây dựng NTM gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới của tỉnh được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công
nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và
60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc
thuộc phạm vi bí mật nhà nước). Có 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 - Tiêu chí
số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới;
Có 135 xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 - tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông
và đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 - tiêu chí số 15 về Hành chính thuộc Bộ tiêu chí
quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao. Có 12/20 huyện, thành phố, thị xã đạt
chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo
Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 04/20 huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5
của tiêu chí số 6 về kinh tế, 05/20 huyện đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về
An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn
mới nâng cao. Có 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển
đổi số.
Phát
triển kinh tế số góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn gồm: Trên 70% xã có HTX
tham gia mô hình liên kết gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực của xã, 100% số huyện
có mô hình liên kết gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực của huyện và trong đó có
50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.
Phát
triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới: Có ít nhất 50% số xã, huyện cung
cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh,
trật tự, môi trường, văn hóa,...) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng
của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực
tuyến.
Phát
triển mô hình xã/thôn thông minh, huyện kết nối: Xây dựng thí điểm mô hình cấp
huyện về chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về nông thôn mới trên nền tảng
dữ liệu lớn (Big data) đồng bộ, kết nối và liên thông. Phấn đấu đến năm 2025 có
ít nhất 8 mô hình để địa phương khác tham quan, học tập, nhân rộng. Xây dựng
thí điểm mô hình xã nông thôn mới thông minh theo hướng nổi trội như: Y tế,
giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh, trật tự, môi trường, văn hóa,... Phấn đấu
đến năm 2025 có ít nhất 10 mô hình xã nông thôn mới thông minh để địa phương
khác tham quan, học tập, nhân rộng. Xây dựng mô hình thôn thông minh: Phấn đấu
đến hết năm 2025 có ít nhất 20 thôn thông minh.
Thực
hiện những mục tiêu và nội dung trên, kế hoạch cũng đã đề ra 5 nhiệm vụ và 4 giải
pháp nhằm cụ thể hóa các biện pháp, cách thức thực hiện nhằm mục đích cuối cùng
là nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp; cải thiện quản lý tài
nguyên và môi trường, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và cung cấp các dịch
vụ công cộng tốt hơn. Xây dựng nông thôn mới thông minh và phát triển thương mại
điện tử là xu hướng tất yếu để nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện
phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng nông thôn. Hy vọng với sự quyết liệt
của chính quyền tỉnh nhà, nông thôn mới thông minh sẽ là điểm mới, điểm sáng
trong công cuộc xây dựng nông thôn mới chung của cả nước. Đưa lại hiệu quả và gắn
chặt hơn niềm tin của nhân dân với Đảng và chính sách cua Nhà nước trong thời
kì hội nhập.
Đinh Thị Huyền Trâm - Sở TT&TT