image banner
Nghệ An ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025
Ngày 31/10/2024, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 833/KH-UBND về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An năm 2025. Kế hoạch đề ra các nội dung tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tinh về chuyển đối số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 586/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025.

Ngày 31/10/2024, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 833/KH-UBND về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An năm 2025. Kế hoạch đề ra các nội dung tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 05/8/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tinh về chuyển đối số tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 586/KH-UBND ngày 22/8/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025.

Kế hoạch đã đề ra 5 mục tiệu cụ thể gắn với các tiêu chí về Chuyển đổi số như sau:

- Về hạ tầng số: Phấn đấu 100% cơ quan Đảng, chính quyền các cấp kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây; Triển khai hệ thống hội nghị trực tuyến đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và kết nối với hệ thống hội nghị trực tuyến quốc gia; 100% khu dân cư tại thành phố, thị xã, thị trấn, các điểm du lịch và các khu công nghiệp được phủ sóng 4G, 5G.

- Về chính quyền số: Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng số; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật); chế độ báo cáo, thống kê về kinh tế - xã hội được thực hiện 100% bằng trực tuyến và liên thông với hệ thống báo cáo quốc gia; 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được kết nối, ứng dụng trên địa bàn tỉnh theo lộ trình của Chính phủ; từng bước hình thành cơ sở dữ liệu mở của tỉnh kết nối liên thông trên 80% cơ sở dừ liệu của các sở, ngành để phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, khai thác trọn đời.

- Về kinh tế số: Phấn đấu toàn tỉnh đạt 60% hộ gia đình trở lên tham gia mua sắm trực tuyến thông qua các website, sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội, các ứng dụng TMĐT bán hàng...; Doanh số TMĐT (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng trên 25%/năm, đạt từ 10% trở lên so với tống mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh; TMĐT đạt trên 50% thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó 80% thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; 80% các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, sản phẩm OCOP,... của tỉnh Nghệ An tham gia các sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước; 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng; Phấn đấu có trên 3.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ kinh doanh được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về thực thi pháp luật và kỹ năng ứng dụng TMĐT. Từng bước hình thành các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp số và hợp tác xã số; 100% hộ sản xuất nông nghiệp dược lập danh sách và chuẩn hóa, số hóa dữ liệu theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Về xã hội số: Phấn đấu trên 50% người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh; 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

- Về đô thị thông minh: Tiếp tục thí điểm và nhân rộng các dịch vụ số theo Kiến trúc ICT phát triển đô thị thồng minh tỉnh Nghệ An, trong đó bao gồm các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, giao thông, an ninh, trật tự, du lịch,...

Anh-tin-bai

Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai chuyển đổi số tỉnh Nghệ An

Để đạt được các mục tiêu nói trên, Kế hoạch đề ra 5 giải pháp cơ bản gồm:

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền như: xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, các chương trình truyền hình, các giải pháp truyền thông hiện đại đế tuyên truyền rộng rãi các kế hoạch, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyến đối số, xây dựng chính quyền sổ, kinh tê sô, xã hội sô.

Thứ hai: Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; thúc đẩy doanh nghiệp bưu chính công ích cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điêu kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số,...; tạo điều kiện để các tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin lớn tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao, chuyên sâu về kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

Thứ ba: Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, úng dụng hiệu quả các công nghệ; triển khai nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phấm công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, từng bước xây dựng đô thị thông minh. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.

Thứ tư: Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin; ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đa dạng hóa nguồn lực đế phát triển chính quyền số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Thứ năm: Tăng cường hợp tác, học tập kinh nghiệm; chủ động tổ chức hội thảo, xây dựng chương trình hợp tác, huy động nguồn lực, đào tạo cán bộ, chuyên gia về chuyển đổi số, học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ số, nhất là với các đối tác chiến lược có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến và có chương trình ký kết, thỏa thuận hợp tác với tỉnh; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Anh-tin-bai

Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06/CP của Chính phủ ngày 10/7/2024

Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đối số tỉnh có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kế hoạch; Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch chuyến đổi số năm 2025. Trong đó Kế hoạch chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể gắn với chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị, như: Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh triển khai số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đảm bão việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Sở Kế hoạch và Đầu tư thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa; Sở Nội vụ triển khai đồng bộ chương trình, kế hoạch cải cách hành chính; Sở Công Thương tổ chức thực thi pháp luật và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ kinh doanh … phát triến thương mại số, đặc biệt là thương mại điên tử vùng nông thôn; Công an tỉnh chủ trì triển khai thực hiện các nội dung thuộc Đề án 06/CP; Sở Tài chính tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch…

Ngoài ra, các cơ quan báo, đài, cổng thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh tăng cường truyền thông nham tạo sự đồng thuận giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số tỉnh Nghệ An năm 2025.

Võ Trọng Phú

Võ Trọng Phú
THÔNG BÁO
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1