Quyết định phê duyệt cập nhật, duy trì kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, duytrì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh, tỉnh trực thuộc Trungương làm căn cứ xây dựng, triển khai các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tintheo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động củacơ quan nhà nước giai đoạn 2016- 2020...
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh, tỉnh trực thuộc Trung ương làm căn cứ xây dựng, triển khai các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016- 2020...
Căn cứ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0 và Văn bản Hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, mẫu Đề cương Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh của Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 1974/QĐ-UBND ngày 30/5/2019 về việc cập nhật, duy trì kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An. Đây là một chương trình, kế hoạch tổng thể giúp định hướng triển khai một cách thống nhất và đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của thành phố, đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tỉnh Nghệ An phát triển thành một đô thị thông minh.
Theo đó, việc cập nhật duy trì kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An (CQĐT NA) có một số nội dung như sau:
Mục tiêu tổng quát: Kiến trúc CQĐT NA là cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư triển khai CQĐT kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu quả chất lượng các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; đảm bảo tính kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin trong và ngoài tỉnh, tránh trùng lặp, lãng phí và đạt được mục tiêu xây dựng CQĐT tỉnh; là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động ứng dụng CNTT tại tỉnh.
Mục tiêu cụ thể
Xác định các thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần của Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An nhằm: Hỗ trợ việc lập kế hoạch CNTT của cơ quan trong tỉnh Nghệ An; Kiến trúc cần thể hiện được bức tranh tổng thể về CNTT của tỉnh theo giai đoạn xác định; Hỗ trợ việc quản lý đầu tư CNTT của cơ quan trong tỉnh; Cung cấp thông tin hỗ trợ việc lựa chọn giải pháp cơ sở hạ tầng phần cứng, phần mềm cho các dự án CNTT triển khai tại tỉnh Nghệ An; Cung cấp thông tin đầu vào phục vụ thiết kế sơ bộ, thiết kế thi công các dự án CNTT triển khai tại tỉnh; Kiến trúc CQĐT cung cấp thông tin cho lãnh đạo cấp cao phục vụ việc xác định các dự án/hạng mục CNTT ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kiến trúc CQĐT đảm bảo tăng cường gắn kết giữa cải thiện công nghệ và nghiệp vụ khi triển khai ứng dụng CNTT vào giải quyết nghiệp vụ của các cơ quan; Kiến trúc CQĐT được sử dụng để thiết lập mục tiêu chiến lược, chương trình chiến lược mà cơ quan cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng; Kiến trúc CQĐT là yếu tố then chốt giúp xác định cơ hội trao đổi, chia sẻ thông tin/dữ liệu trong và giữa các cơ quan; Kiến trúc CQĐT giúp giảm chi phí mua sắm cơ sở hạ tầng, phần cứng, phần mềm, vận hành của các hệ thống công nghệ thông tin; Kiến trúc CQĐT giúp giảm thiểu rủi ro trong triển khai CNTT của cơ quan thông qua việc hỗ trợ khái toán chính xác chi phí dự án; tuân thủ các quy định, quy chế của Chính phủ, cơ quan; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các thiết kế CNTT...; Kiến trúc CQĐT giúp tăng tính linh hoạt của cơ quan (triển khai ứng dụng dịch vụ CNTT một cách nhanh hơn; tăng cường hiệu quả, hiệu suất của hạ tầng CNTT; triển khai nghiệp vụ mới một cách nhanh chóng; cải thiện việc ra quyết định); Đối với các dự án CNTT do cơ quan nhà nước làm chủ đầu tư, việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế thi công và triển khai thực hiện phải phù hợp với Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An; Xác định Lộ trình và kế hoạch tổng quát trong việc triển khai kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An.
Định hướng phát triển Kiến trúc CQĐT NA:
- Đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng phù hợp với định hướng của quốc gia về Chính phủ điện tử.
- Phát triển Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; bảo đảm tích hợp dữ liệu, liên thông quy trình giữa các cơ quan, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa và số hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.
Mô hình Kiến trúc CQĐT NA quy định đối tượng sử dụng; kênh truy cập, Dịch vụ công trực tuyến; Dịch vụ, Ứng dụng và cơ sở dữ liệu; Nền tảng chia sẻ và tích hợp cấp tỉnh; Hạ tầng kỹ thuật, cụ thể:
Người sử dụng hay đối tượng sử dụng (NSD) xác định trong Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh Nghệ An bao gồm 4 đối tượng: Công dân (C2C): Công dân sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan/đơn vị trong tỉnh Nghệ An; Doanh nghiệp (G2B): Doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ được cung cấp bởi các cơ quan/đơn vị trong tỉnh Nghệ An; Cán bộ, công chức, viên chức (G2E): Cán bộ, công chức, viên chức sử dụng các dịch vụ nội bộ của cơ quan/đơn vị, các dịch vụ dùng chung của tỉnh để thực hiện công việc; Cơ quan nhà nước (G2G): Sử dụng các dịch vụ nội bộ, các dịch vụ dùng chung của tỉnh hoặc từ các cơ quan/đơn vị khác thuộc tỉnh để thực hiện công việc hoặc cung cấp dịch vụ.
Các kênh truy cập chính bao gồm: Cổng thông tinh điện tử tỉnh (Portal), cổng công chức, công dịch vụ công trực tuyến tỉnh, thư điện tử (email), điện thoại, fax, kiosk tra cứu thông tin, mạng xã hội, bưu chính công ích, tổng đài điện thoại (Call Center), IoT/M2M, trực tiếp (đến trực tiếp cơ quan nhà nước để thực hiện giao dịch). Trong giai đoạn 2018 – 2022, kênh truy cập bao gồm: Cổng thông tinh điện tử tỉnh, cổng công chức, công dịch vụ công trực tuyến tỉnh, thư điện tử, kiosk tra cứu thông tin, mạng xã hội, bưu chính công ích và tổng đài điện thoại.
Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT): Ưu tiên thực hiện các nhóm DVC đã được phê duyệt tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015, Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ, các nhóm dịch vụ được đề xuất bổ sung hàng năm của Chính phủ và tiến tới là 100% dịch vụ công của tỉnh.
Dịch vụ, Ứng dụng và cơ sở dữ liệu bao gồm: Dịch vụ: Dịch vụ hành chính công, Dịch vụ hỗ trợ chính quyền, Dịch vụ kỹ thuật chung. Ứng dụng bao gồm: Ứng dụng nghiệp vụ, Ứng dụng kỹ thuật chung. Cơ sở dữ liệu bao gồm: CSDL dùng chung đề xuất kết nối với Bộ ngành, CSDL dữ liệu dùng chung cần xây dựng
Nền tảng chia sẻ và tích hợp cấp tỉnh (LGSP): Các thành phần tiêu biểu trong LGSP phục vụ việc kết nối, liên thông bao gồm các dịch vụ chia sẻ và tích hợp cụ thể như hình dưới đây:
Về hạ tầng kỹ thuật: Cung cấp phần cứng, phần mềm máy tính, mạng, thiết bị, an toàn thông tin, cơ sở hạ tầng để triển khai các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin. Bao gồm: Thiết bị phần cứng, phần mềm cho người dùng cuối; cơ sở hạ tầng mạng (Mạng diện rộng của tỉnh WAN, MAN; Mạng cục bộ LAN; Mạng riêng ảo VPN), kết nối internet; Trung tâm tích hợp dữ liệu, phòng máy chủ của các cơ quan (máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị lưu trữ, cáp quang, nguồn điện, hệ thống quản lý khác); hệ thống an toàn thông tin và quản lý, giám sát dịch vụ.
K.H